Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

HIOKI 3280-10

Ampe kìm cầm tay nhỏ gọn, được hioki thiết kế với bản kìm mỏng, gọng kìm nhỏ gọn được mở ra từ hai phía, giúp dễ thao tác hơn khi môi trường làm việc chật hẹp
vì thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ thao tác, bảo quản
với túi mềm bảo vệ, bạn có thể mang thêm kìm nhỏ, bake, mà không hề thấy công kềnh
bộ dụng cụ cơ bản cho kỹ sư, kỹ thuật điện
thông số cơ bản Ampe kìm Hioki 3280-10
- Đo dòng điện AC lên tới 1000A , với 2 thang phân gải tự động 41,99-1.000 A chính xác cơ bản: ± 1.5% rdg. ± 5 dgt.
- Đo điện áp DC với hai thang phân giải tự động 419,9 mV đến 600 V, 5 dãi đo, độ chính xác cơ bản: ± 1,3% rdg. ± 4 dgt.
- Đo điện áp AC với hai thang phân giải tự động 4.199 V đến 600 V, 4 phạm vi (50-500 Hz, trung bình sửa chữa) chính xác cơ bản: ± 2,3% rdg. ± 8 dgt.
- Đo điện trở 419,9 Ω đến 41,99 MW, 6 dãi đo, độ chính xác cơ bản: ± 2% rdg. ± 4 dgt.
- Đo thông mạch  (50 Ω ± 40 Ω) hoặc ít hơn âm thanh còi, dữ liệu tổ chức, điện tự động tiết kiệm, thả thiết kế bằng chứng chống chọi rơi xuống sàn bê tông từ độ cao 1 mét
Màn hình LCD, tối đa. 4199 dgt, hiển thị tốc độ làm tươi:. 2,5 lần / s, thời gian 1/3 giây
Núm chỉnh (CR2032) × 1, sử dụng liên tục 150 giờ
Đường kính mở rộng vòng kiềng φ 33 mm (1.30 in)
Kích thước khối lượng 57 mm (2.24 in) W × 175 mm (6.89 in) H × 16 mm (0.63 in) D, 100 g (3,5 oz)
Phụ kiện kèm theo KIỂM TRA LEAD L9208 × 1, Hộp đựng 9398 × 1, Sách hướng dẫn × 1
3280-103280-20
AC Current41.99 to 1000 A, 3 ranges (50 to 60 Hz, Average rectified),
Basic accuracy: ±1.5 % rdg. ±5 dgt.
41.99 to 1000 A, 3 ranges (40 Hz to 1 kHz, True RMS),
Basic accuracy: ±1.5 % rdg. ±5 dgt.
DC Voltage419.9 mV to 600 V, 5 ranges, Basic accuracy: ±1.3 % rdg. ±4 dgt.
AC Voltage4.199 V to 600 V, 4 ranges (50 to 500 Hz, Average rectified)
Basic accuracy: ±2.3 % rdg. ±8 dgt.
4.199 V to 600 V, 4 ranges (50 to 500 Hz, True RMS)
Basic accuracy: ±2.3 % rdg. ±8 dgt.
Crest factorNone2.5 and under (1.5 at f.s. of range)
Resistance419.9 Ω to 41.99 MΩ, 6 ranges, Basic accuracy: ±2 % rdg. ±4 dgt.
Other functionContinuity: (50 Ω ±40 Ω) or less buzzer sounds, Data hold, Auto power save, Drop proof design withstands dropping onto a concrete floor from a height of 1 meter
DisplayLCD, max. 4199 dgt., Display refresh rate: 2.5 times/s, 1 time/3 seconds
Power supplyCoin type lithium battery (CR2032) ×1, Continuous use 150 hoursCoin type lithium battery (CR2032) ×1, Continuous use 50 hours
Core jaw dia.φ 33 mm (1.30 in)
Dimensions, mass57 mm (2.24 in) W × 175 mm (6.89 in) H × 16 mm (0.63 in) D, 100 g (3.5 oz)
Supplied accessoriesTEST LEAD L9208 ×1, CARRYING CASE 9398 ×1, Instruction Manual ×1
CLAMP ON HiTESTER 3280-10, 3280-20 

CLAMP ON HiTESTER 3280-10, 3280-20

CE
CAT III 600 V (Current)
CAT III 300 V (Voltage)
CAT II 600 V (Voltage)
DCL
Max. rated voltage to earth
600V rms insulated wire
Drop proof

Ampe kế

Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện được mắc nối tiếp trong mạch. Ampe kế dùng để đo dòng rất nhỏ cỡ miliampe gọi là miliampe kế. Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.
Ampe kế can thiệp
Các ampe kế can thiệp khi đo dòng điện chạy trong một dây điện phải được mắc nối tiếp với dây điện.
Mọi ampe kế đều tiêu thụ một hiệu điện thế nhỏ nối tiếp trong mạch điện.
Ký hiệu ampe kế trong mạch điện là một vòng tròn có chữ A ở giữa và có thể thêm ký hiệu các cực dương và âm hai bên cho dòng điện một chiều.
Để giảm ảnh hưởng đến mạch điện cần đo, hiệu điện thế tiêu thụ trong mạch của ampe kế phải càng nhỏ càng tốt. Điều này nghĩa là trở kháng tương đương của ampe kế trong mạch điện phải rất nhỏ so với điện trở của mạch.
Khi mắc ampe kế vào mạch điện một chiều, chú ý nối các cực điện theo đúng chiều dòng điện.
Luôn chọn thang đo phù hợp trước khi đo: chọn thang lớn nhất trước, rồi hạ dần cho đến khi thu được kết quả nằm trong thang đo.
Trong nhiều thiết kế, ampe kế là một điện kế có mắc sơn. Tùy theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế điện từ có khung quay chỉ đo được dòng 1 chiều, ampe kế có sắt quay hoặc amppe kế nhiệt do được cả dòng một chiều và xoay chiều.

Ampe kế khung quay
Ampe kế truyền thống, còn gọi là Gavanô kế (điện kế), là một bộ chuyển đổi từ cường độ dòng điện sang chuyển động quay, trong một cung, của một cuộn dây nằm trong từ trường.
Loại ampe kế truyền thống này thường dùng để đo cường độ của dòng điện một chiều chạy trong một mạch điện. Bộ phận chính là một cuộn dây dẫn, có thể quay quanh một trục, nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây được gắn với một kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Một lò xo xoắn kéo cuộn và kim về vị trí số không khi không có dòng điện. Trong một số dụng cụ, cuộn dây được gắn với một miếng sắt, chịu lực hút của các nam châm và cân bằng tại vị trí số không.
Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động.
Để giảm điện trở của ampe kế, cuộn dây trong nó được làm rất nhỏ. Cuộn dây đó chỉ chịu được dòng điện yếu, nếu không cuộn dây sẽ bị cháy. Để đo dòng điện lớn, người ta mắc song song với cuộn dây này một điện trở nhỏ hơn, gọi là shunt, để chia sẻ bớt dòng điện. Các thang đo cường độ dòng điện khác nhau ứng với các điện trở shunt khác nhau. Trong các ampe kế truyền thống, các điện trở shunt được thiết kế để cường độ dòng điện tối đa qua cuộn dây không quá 50mA.
Việc đọc kết quả do kim chỉ trên thước có thể sai sót nếu nhìn lệch. Một số ampe kế lắp thêm gương tạo ra ảnh của kim nằm sau thước đo. Với ampe kế loại này, kết quả đo chính xác được đọc khi nhìn thấy ảnh của kim nằm trùng với kim.

Ampe kế sắt từ
Ampe kế sắt từ cấu tạo từ hai thanh sắt non nằm bên trong một ống dây. Một thanh được cố định còn thanh kia gắn trên trục quay, và gắn với kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Khi cho dòng điện qua ống dây, dòng điện sinh ra một từ trường trong ống. Từ trường này gây nên cảm ứng sắt từ trên hai thanh săt, biến chúng thành các nam châm cùng chiều. Hai nam châm cùng chiều luôn đẩy nhau, không phụ thuộc vào chiều dòng điện qua ống dây. Vì lực đẩy này, thanh nam châm di động quay và góc quay tương ứng với cường độ dòng điện qua ống dây.
Ampe kế sắt từ có thể đo dòng xoay chiều, do góc quay của kim không phụ thuộc chiều dòng điện.
Ampe kế nhiệt
Bộ phận chính của ampe kế nhiệt là một thanh kim loại mảnh và dài được cuộn lại giống một lò xo xoắn với một đầu gắn cố định, còn đầu kia gắn với một kim chuyển động trên nền một thước hình cung. Khi dòng điện chạy qua, thanh xoắn nóng lên đến nhiệt độ cân bằng (công suất nhiệt nhận được từ dòng điện bằng công suất nhiệt tỏa ra môi trường), và giãn nở nhiệt, đẩy đầu tự do quay. Góc quay, thể hiện bởi vị trí đầu kim trên thước đo, tương ứng với cường độ dòng điện.
Ampe kế điện tử
Ampe kế điện tử thường là một chế độ hoạt động của vạn năng kế điện tử. Bản chất hoạt động của loại ampe kế này có thể mô tả là một vôn kế điện tử đo hiệu điện thế do dòng điện gây ra trên một điện trở nhỏ gọi là shunt. Các thang đo khác nhau được điều chỉnh bằng việc chọn các shunt khác nhau. Cường độ dòng điện được suy ra từ hiệu điện thế đo được qua định luật Ohm.
Ampe kế không can thiệp
Ampe kế can thiệp có nhược điểm là cần phải được lắp đặt như một thành phần trong mạch điện. Chúng không dùng được cho các mạch điện đã được chế tạo khó thay đổi. Đối với các mạch điện này, người ta có thể đo đạc từ trường sinh ra bởi dòng điện để suy ra cường độ dòng điện. Phương pháp đo như vậy không gây ảnh hưởng đến mạch điện, an toàn, nhưng đôi khi độ chính xác không cao bằng phương pháp can thiệp.
Ampe kế kìm
Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện. Đây là cơ chế hoạt động của Ampe kế kìm.

Dòng điện

Trong điện học và điện từ họcdòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Vì đại lượng đặc trưng cho dòng điện là cường độ dòng điện, từ "dòng điện" thường được hiểu là cường độ dòng điện.
Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng chữ I, từ chữ tiếng Đức Intensität, nghĩa là cường độ. Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe.
I = \frac{Q}{t}=(q_1 + q_2 + q_3 +...+ q_n)/t
Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét.
I_{tb} = {\Delta Q \over \Delta t}
Trong đó,
I tb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe)
ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb)
Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)
Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:
I = {dQ \over dt}
Dòng điện quy ước
Dòng điện quy ước, vì lý do lịch sử, là dòng chuyển động tương đương của các điện tích dương. Nó được đưa ra để thống nhất quy ước về chiều dòng điện (chiều chuyển động của các điện tích dương) trong các trường hợp phức tạp như:
Trong kim loại, thực tế các proton (tích điện dương) chỉ có các dao động tại chỗ, còn các electron (tích điện âm) chuyển động. Chiều chuyển động của electron, do đó, ngược với chiều dòng điện quy ước.
Trong một số môi trường dẫn điện (ví dụ trong dung dịch điện phân, plasma,...), các hạt tích điện trái dấu (ví dụ các ion âm và dương) có thể chuyển động cùng lúc, ngược chiều nhau.
Trong bán dẫn loại p, mặc dù các electron thực sự chuyển động, dòng điện được miêu tả như là chuyển động của các hố điện tử tích điện dương.
Đo dòng điện
Cường độ dòng điện có thể được đo trực tiếp bằng Gavanô kế, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải mở mạch điện ra để lắp thêm ampe kế vào.
Cường độ dòng điện có thể được đo mà không cần mở mạch điện ra, bằng việc đo từ trường sinh ra bởi dòng điện. Các thiết bị đo kiểu này gồm các đầu dò hiệu ứng Hall, các kẹp dòng và các cuộn Rogowski.
Tốc độ dòng điện
Dòng điện chảy theo một hướng, nhưng các điện tích đơn lẻ trong dòng chảy này không nhất thiết chuyển động thẳng theo dòng. Ví dụ như trong kim loại, electron chuyển động zigzag, va đập từ nguyên tử này sang nguyên tử kia; chỉ nhìn trên tổng thể mới thấy xu hướng chung là chúng bị dịch chuyển theo chiều của điện trường.
Tốc độ di chuyển vĩ mô của các điện tích có thể tìm được qua công thức: I=nAvQ với
I là cường độ dòng điện.
n là số hạt tích điện trong một đơn vị thể tích.
A là diện tích mặt cắt của dây dẫn điện.
v là tốc độ di chuyển vĩ mô của các hạt tích điện.
Q là điện tích của một hạt tích điện.
Ví dụ, một dây đồng với diện tích mặt cắt bằng 0.5 mm2, mang dòng điện có cường độ 5 A, sẽ có dòng electron di động với tốc độ vĩ mô là vài millimét trên giây. Ví dụ khác, các electron chuyển động trong bóng hình của tivi theo đường gần thẳng với tốc độ cỡ 1/10 tốc độ ánh sáng.
Tốc độ di chuyển vĩ mô của dòng điện không nhất thiết phải là tốc độ truyền thông tin của nó. Tốc độ truyền thông tin của dòng điện trong dây đồng nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng. Đó là do, theo lý thuyết điện động lực học lượng tử, các electron truyền tương tác với nhau thông qua photon, hạt chuyển động với vận tốc ánh sáng. Sự di chuyển, có thể là chậm chạp, của một electron ở một đầu dây, sẽ nhanh chóng được biết đến bởi một electron ở đầu dây kia, thông qua tương tác này. Điều này cũng giống như khi đầu tàu hỏa chuyển động với vận tốc nhỏ (ví dụ vài cm/s), gần như ngay lập tức toa cuối cùng của đoàn tàu cũng nhận được thông tin và chuyển động theo. Chuyển động tổng thể của đoàn tàu là chậm, nhưng thông tin lan truyền dọc theo đoàn tàu rất nhanh (vào cỡ tốc độ âm thanh lan truyền dọc theo tàu).
Mật độ dòng điện
mật độ dòng điện (ký hiệu là \delta) là dòng điện chạy qua 1mm2 tiết diện dây dẫn
Công thức: \delta = I/S
Sự phát nóng dây dẫn phụ thuộc vào mật độ dòng điện qua nó.
Đại lượng Ký hiệu Đơn vị đo Công thức
Mật độ dòng điện \delta A/mm2 \delta = I/S
Tiết diện dây dẫn S mm2 S = I/\delta
Dòng điện cho phép I A I = \delta.S
Phụ tải lâu dài của dây đồng và dây nhôm có bọc cách điện
Đường kính, mm Tiết diện, mm2 Dòng điện cho phép của dây đồng A Dòng điện cho phép của dây nhôm A Dây chảy cầu chì là dây đồng, A
0,96 0,75 13 13 4
1,1 1 16 16 6
1,4 1,5 20 16 10
1,8 2,5 27 21 15
2,25 4 35 28 20
2,75 6 45 37 25
3,5 10 65 51 35
4,5 16 86 68 50
5,6 25 115 90 60
Mật độ dòng điện có ý nghĩa trong thiết kế mạch điện, trong điện tử học. Các thiết bị tiêu thụ điện thường bị nóng lên khi có dòng điện chạy qua, và chỉ hoạt động tốt dưới một mật độ dòng điện an toàn nào đấy; nếu không chúng sẽ bị nóng quá, chảy hoặc cháy. Ngay cả trong vật liệu siêu dẫn, nơi điện năng không bị chuyển hóa thành nhiệt năng, mật độ dòng điện lớn quá có thể tạo ra từ trường quá mạnh, phá hủy trạng thái siêu dẫn.